Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Hướng dẫn ngồi thiền theo phương pháp bán già và kết già (kiết già)

Đã hơn sáu tháng nay tôi chưa viết gì mới, phần vì bận biệu công việc, phần cũng không có tâm trạng lắm.

Hôm nay, số là bị đau họng, không ngủ được, nên tôi sẽ viết bài "Hướng dẫn ngồi thiền theo phương pháp bán già và kết già (kiết già)"


Thiền được gọi là "Dhyana" nghĩa là "dòng chảy của tâm trí", là trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ, con người đắm mình trong ý nghĩ về Ý Thức Vũ Trụ. Khi Thiền đã trở thành chủ quan, tâm trí của người Thiền mở rộng vô hạn, ý thức cá nhân không còn tồn tại, lúc đó đạt được Đồng Nhất Vũ Trụ ("Samadhi") - trạng thái này được gọi là "Anandam"  (ý thức hoàn toàn được giải thoát khỏi những trói buộc của bản ngã và đồng hoá vào Ý Thức Duy Nhất mênh mang trong vũ trụ, sức mạnh tâm trí sẽ bị tiêu tan ).


1. Ngồi thiền theo phương pháp bán già (cách ngồi theo tư thế Bồ tác)

a. Ngồi bán già :tức là lấy bàn chân trái gát lên bắp vế phải, bàn chân phải ở dưới bắp vế trái (hoặc ngược lại), ngồi thẳng lưng.

b.Bắt ấn khi ngồi bán già:

- Bắt ấn tam muội : bàn tay trái (ngón cái và ngón giữa gặp lại), bàn trai phải (ngón cái và ngón danh gặp lại). sau đó đan tay vào nhau (bạn có thể xem hướng dẫn bằng video trên Youtube).
- Bắt Ấn Tý :có ý nghĩa về sự tạo thành Trời Đất và Nhơn loại, theo quan niệm của người xưa ở đông phương : Thời gian tạo thành càn khôn vũ trụ và vạn vật được chia làm 12 khoảng, mỗi khoảng thời gian được gọi là Hội và đặt tên theo Thập nhị Địa chi : Hội Tý là Hội đầu tiên, kế đến Hội Sửu, sau đó là Hội Dần,


Các bạn có thể bắt ấn theo 2 cách trên, riêng tôi tôi chọn cách bắt ấn tý.

c. Khí thần trong ngồi bán già

- Khí : là hơi thở, khi ngồi bán già bạn sẽ phải tập thở bụng, miệng ngậm lại, đặt đầu lưỡi lên hàm nứu răng trên, hít vào sao cho khí vào bụng và làm bụng to ra. Khi thở ra, thở ra từ từ, ép hơi thở qua đường miệng nhưng hơi thở sẽ từ từ ra ngoài theo đường mũi (ta có thể nghe được đường hơi thở ra).

- Thần: Mắt buông rèm, nhìn vào một điểm cố định, sau đó định ý thần ở đan điền. Sau khi định được thần (khoảng 5 phút), chúng ta có thể nhấm mắt tạm thời nhưng ý vẫn không thay đổi.

Đan điền là phần được ký hiệu màu xanh, dưới rún 3cm. Khi nhìn điểm màu đỏ, ta buông rèm mắt, hít thở vào, khí vào bụng, ý để đan điền. Hoặc cũng có thể hiểu theo cách khác là khi dùng con mắt thứ 3 nhìn vào điểm đỏ, phản chiếu xuống đan điền. Sau đó thở ra, làm cho bụng thu hẹp lại.

Điểm cố định màu đỏ có thể là 1 điểm nào đó cách vị trí ngồi bán già khoảng 30 - 40 cm (không nhất thiết phải màu đỏ).

2. Ngồi thiền theo phương pháp kết già (cách ngồi theo tư thế Phật, tư thế hoa sen)
a. Ngồi kết già: Lấy bàn chân phải gát lên bắp vế trái, lấy bàn chân trái bắt chéo lên bắp vế phải, ngồi thẳng lưng.
b. Bắt ấn : tương tự như ngồi bán già
c. Khí và thần trong ngồi bán già :

- Khí : là hơi thở, khi ngồi kết già bạn sẽ phải tập thở bụng, miệng ngậm lại, đặt đầu lưỡi lên hàm nứu răng trên, hít vào sao cho khí vào bụng và làm bụng to ra. Khi thở ra, thở ra từ từ, ép hơi thở qua đường miệng nhưng hơi thở sẽ từ từ ra ngoài theo đường mũi (ta có thể nghe được đường hơi thở ra).

- Thần: Mắt buông rèm, nhìn vào một điểm cố định , sau đó định ý thần ở vị trí giữa ngực. Sau khi định được thần (khoảng 5 phút), chúng ta có thể nhấm mắt tạm thời nhưng ý vẫn không thay đổi.

Như vậy, dù bạn ngồi thiền theo phương pháp nào, thì thần và khí rất là quan trọng. Nếu như chúng ta định thần không được, hay trong lúc định thần bị sao lãng, rất là đễ dàng đi vào trạng thái mỏi mệt, nhức đầu ... dẫn đến tẩu hỏa nhập ma.

3. Xả thiền

Người mới tập ngồi thiền, nên ngồi theo phương pháp bán già 15 phút, sau đó xả thiền 5 phút, rồi ngồi bán già 15 phút tiếp theo, sau đó xả thiền 5 phút và ngồi kết già 15 phút cuối.

Dùng 2 bàn tay chà sát vào nhau, tạo ra hơi ấm, sau đó áp sát vuốt lên mắt, lên 2 gò má, và 2 bên miệng, phía sau lưng ngay lưng quần.

Sau đó duỗi thẳng giò ra ngồi thoải mái trong 5 phút xả thiền:

Thành Hưng

.


Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét