Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Những tác phẩm hội hoạ của Hitler

Bài viết này không hoàn toàn như vậy. Do nguồn trang có vấn đề về hình ảnh. Tôi soạn lại một số phần cho hoàn chỉnh bài. 

Hitler và Eva Braun. Người phụ nữ này chết khi mới 33 tuổi

Một thông tin thú vị mà ít người biết đến: trước khi trở thành trùm phát xít, Adolf Hitler từng là hoạ sĩ nghèo ở Vienna (Áo) và là tác giả của không ít bức hoạ.


Với các bức tranh này, không ít người đặt câu hỏi vì sao Hitler không trở thành hoạ sĩ? Nếu thế thì lịch sử nhân loại đã có thể rẽ sang hướng khác (!?)

Lần theo tiểu sử của Adolf Hitler, người ta được biết từ hồi nhỏ hắn đã đam mê hội hoạ. Vào năm 1900, giữa Hitler khi đó mới 11 tuổi và người cha là ông Alois đã diễn ra cuộc trò chuyện hướng nghiệp, rồi trở thành cuộc cãi vã. Người cha do không thành đạt mấy trong cuộc sống nên rất muốn Hitler học hành nghiêm túc, trở thành quan chức lớn. Ông thật sự sốc, khi nghe Hitler nói mình muốn trở thành hoạ sĩ. Cũng cần lưu ý là khi đó Hitler học hành rất dở, thường bị các thầy cô khiển trách về tội vô kỷ luật cũng như hành vi ứng xử. Chỉ có môn vẽ là Adolf Hitler thường nhận được điểm cao. 

Sau khi ông Alois qua đời, mẹ của Hitler – bà Carla, một mình phải nuôi 5 đứa con. Hơn thế, bà thường bị bệnh tật đeo đuổi và cũng chỉ mong muốn Hitler trở thành người thành đạt. Tuy thế, bà Carla cũng cho phép Hitler thi vào Viện Hàn lâm nghệ thuật Venice ở Ý. Khi đó Hitler rất mừng và bắt đầu ôn luyện cho kỳ thi vào viện hàn lâm, trong khi cho mình là thiên tài của hội hoạ. Tuy nhiên, sau đó thì tất cả các cố gắng của Hitler bị sụp đổ, các bài thi đều không đạt yêu cầu. Lúc này bà Carla đang hấp hối, vì không muốn bà buồn nên Hitler đã nói dối mẹ là mình đã thi đậu vào Viện Hàn lâm nghệ thuật Venice và sẽ chăm chỉ học để trở thành hoạ sĩ.


Sau khi bà Carla qua đời, Hitler chuyển đến sống với một người bạn. Hổ thẹn vì việc thi trượt, hằng ngày Hitler lang thang trên phố, cầm giá vẽ và hộp màu vẽ những bức phong cảnh về Venice. Vào tháng 9.1908, Hitler một lần nữa lại thi vào Viện Hàn lâm nghệ thuật Venice. Song trong lần thứ hai này, số phận lại “cười chê” người “hoạ sĩ” trẻ mới cầm cọ, khi các thành viên ban chấm thi thậm chí còn không thèm nhìn vào các bức tranh do hắn vẽ. Hitler rơi vào khủng hoảng tinh thần, bị trầm uất, rồi hằng ngày lêu lổng với những đứa trẻ lang thang trên đường phố... 

Vào tháng 8.1910, Adolf Hitler tình cờ gặp và làm quen với hoạ sĩ Reinhold Hanisch. Hitler nói với Hanisch mình vẽ tốt, trong khi đó hoạ sĩ lại không hiểu hết ý và nghĩ Hitler làm nghề thợ sơn. Sau này khi nhìn thấy các tác phẩm của Hitler, Hanisch đã đề nghị hắn cùng kinh doanh. Từ đó Hitler vẽ tranh phong cảnh và các toà nhà thành phố, khổ tranh bằng tấm bưu thiếp của bưu điện. Còn Hanisch đem bán với giá 20 kron. Sau này khi Hitler trở về Munich, Đức, tranh do hắn vẽ ra bán được với số lượng lớn. Thu nhập của cả Hitler và Hanisch đều cao hơn mức thu nhập trung bình của một công chức nhà nước.

Bức tranh màu nước mang tên “Ngôi nhà bên cây cầu trên dòng sông” được Hitler vẽ năm 1910.

 Bức tranh phong cảnh vẽ năm 1911.

 Bức hoạ miêu tả hình ảnh một nhà máy bị bom đạn tàn phá.

Bức hoạ miêu tả một khu phố cổ ở Vienna, Áo


Tranh vẽ nhà thờ Karlskirche ở Vienna, Áo
 Tranh vẽ toà nhà cổ La Rotondetaij Vienna, Áo.
 Bức hoạ mang tên “Trang trại”.


 Bức hoạ mô tả thánh đường Oedensplatz.
 Tranh vẽ một cặp tình nhân chèo thuyền trên hồ.
 Bức tranh vẽ cây cầu Hero và nhà thời Karl tại Vienna.
Giai đoạn thứ 2 trong sáng tác hội hoạ của Hitler khi hắn bắt đầu ra mặt trận. Chủ đề các tác phẩm của hắn vẽ bằng màu nước tại các chiến hào là những toà nhà bị bom đạn tàn phá. Điểm đáng chú ý và đáng ngạc nhiên là trong tất cả các bức tranh do Hitler vào thời gian này hầu như không thấy bóng dáng của con người.

Người ta tính rằng, Adolf Hitler đã vẽ tổng cộng khoảng 3.400 bức tranh. Phần lớn trong số đó là khi hắn đã gia nhập quân đội. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là từ khía cạnh đạo đức, phần lớn các hoạ sĩ, các nhà phê bình và cả các chuyên gia thẩm định tranh đều nghi ngờ về tính gốc của các bức tranh này. Riêng các hoạ sĩ chuyên nghiệp thì đều nhất trí cho rằng, tất cả các bức tranh do Hitler vẽ đều không có giá trị nghệ thuật. Tuy thế, cũng có không ít người đánh giá về cơ bản Adolf Hitler nắm được các nguyên tắc và các thủ pháp của hội hoạ. 

Hiện nay, rất nhiều bức tranh do Adolf Hitler vẽ được nhiều trang web chuyển tải lên mạng internet. Bất cứ ai cũng có thể truy cập để xem và bình luận. Ý kiến của những người xem đánh giá về các bức tranh đôi khi khá mâu thuẫn. Nhưng các bức tranh đó quả thực khiến không ít người ngạc nhiên và có thể gây xáo trộn nhận thức của người xem. Một người xem đã viết rằng: “Đẹp. Nếu như trường mỹ thuật tiếp nhận hắn vào học, có lẽ lịch sử đã thay đổi và chiến tranh đã có thể không xảy ra”. 

Sau này khi Hitler trở thành tên đồ tể, xua đuổi và giết chết nhiều người Do Thái, thì cũng có một giai thoại về điều này. Người ta nói rằng, khi Hitler thi vào trường mỹ thuật, có một cô giáo người Do Thái đã quay hắn và kết quả là hắn bị thi trượt. Từ đó Hitler càng căm ghét người Do Thái. Nhưng dù thế nào đi nữa, thì không một lý do nào có thể biện minh cho hành động đáng nguyền rủa của tên khát máu này.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét