Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Văn hóa thấp nên dùng tiền hợm hĩnh!


Người ta nói, Lý Tư chỉ khi đầu quân cho nhà Tần, thì mới phát huy được tất cả sở trường của mình. Tôi không nghĩ mình có tài như Lý Tư, nhưng tôi cũng không quá tệ so với xã hội.

Mấy ngày nay, đi tìm việc làm, như một quy trình: nghỉ việc, xin việc, lo lắng không đám ứng được công việc, từ từ cũng thích nghi, rồi chán .... Thật sự ra, những công việc tôi đang làm là làm công ăn lương, không phải là chủ, ... mà mơ ước làm chủ chi sớm, có lẽ chưa đủ năng lực và nguồn vốn để đánh đổi với cuộc đời. Tôi thường hay gọi công việc của tôi là Công Nhân Cao Cấp. :)

Xã hội đẹp hay xấu, chẳng qua cũng chỉ là cái nhìn của riêng ta, ta thuộc tầng lớp nào thì cảm nhận riêng của nó, theo tôi nghĩ cũng na ná nhau thôi. Thời buổi này ( 2012), người có việc 30%, người thất nghiệp 70%, người thật sự thích công việc của mình 5%, còn lại 95% vẫn không yêu thích gì công việc. Phần nhiều gắn bó là họ hi vọng cơ hội.

Ngày tôi dưới 18 tuổi, tôi nghĩ lớn lên sẽ cưới 1 cô vợ, đi làm lương kha khá, sống 1 gia đình nhàn nhã là được rồi. Nhưng hiện tại, công việc vốn chẳng nhàn nhã như mình nghĩ. Đi làm nghề gì cũng có sự đánh đổi, mất mát, áp lực .... Còn tâm trạng để thưởng thức cuộc sống nhàn nhã vốn không màn gì thế sự chứ !

Nói tới cuộc sống, chẳng qua cũng là nói đến tiền. Người thì không đủ tiền trang trải cuộc sống, kẽ lại phung phí nó ....

Tôi từng đọc nhiều bài báo nói về sự phung phí, cách sài tiền thế nào để gọi là tiết kiệm ; tuy nhiên bài báo dưới đây là bài báo phỏng vấn GS: Nguyễn Văn Tuấn, người mà tôi chưa gặp bao giờ, nhưng tôi có chút gọi là kính trọng ông. Cả về phong cách và cách sống, cách chê khen cuộc sống :)

Tôi tưởng tượng ông rất là nghiêm, lớn tuổi, khoảng 50, nhưng thực chất ông không uy nghiêm lắm, giản dị lắm :)

Xin giới thiệu bạn đọc:


“Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. ... Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc".

Trích lời Nhà văn hóa Đào Duy Anh như một viện dẫn giải thích sự “chơi ngông”, tiêu xài xa xỉ của nhiều đại gia Việt mới nổi trong thời gian gần đây, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan, Úc cho rằng, vì văn hóa thấp nên người ta dùng đồng tiền một cách hợm hĩnh. Ông cũng đứng trên quan điểm khoa học để nhận xét về sự trái khoáy khi những biểu hiện vô cảm xuất hiện song song với sự xa xỉ đến choáng váng của nhiều đại gia Việt.

Văn hóa thấp nên dùng tiền hợm hĩnh!

PV:- Thời gian gần đây, dư luận trong nước xôn xao về cách xài tiền đặc dị của các đại gia: thuê máy bay, diễu dàn xe tiền tỷ đi đón dâu, nuôi chó triệu đô... Sống ở một đất nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao gấp khoảng 40 lần Việt Nam (năm 2009 đã là 39.500 USD/người/năm), GS bình luận gì về sự "chơi ngông" của những đại gia này?


GS Nguyễn Văn Tuấn:- Tôi đã từng nói, tôi rất choáng với nhiều kiểu tiêu tiền có thể nói rất xa hoa của một vài đại gia ở Việt Nam. Không chỉ tôi, nhiều bạn bè người Úc đang làm chung với tôi cũng vậy. Sau khi đi du lịch ở Việt Nam, họ tỏ ra rất ngạc nhiên với sự xa xỉ của người mình.
Một bác sĩ ở Viện Garvan nói với tôi rằng, chị không lý giải được tại sao một đất nước còn rất nghèo, đường xá chật hẹp và chất lượng kém mà có những chiếc xe rất đắt tiền.
Rồi mới đây, báo chí phản ánh chuyện tổ chức đám cưới “khủng”, hoặc chi ra vài trăm triệu đồng để xây nhà cho… chó, v.v… càng gây sự chú ý của công chúng.
Theo thói quen, tôi thường đặt câu hỏi tại sao: tại sao một vài đại gia Việt lại tiêu tiền quá xa xỉ như vậy? Dĩ nhiên, có người muốn xem việc mua những món hàng xa xỉ là một cách khẳng định đẳng cấp. Đó cũng có thể là một cách tiếp thị hoặc làm PR cho doanh nghiệp của họ.
Cũng có thể là cách tiêu tiền theo kiểu “chơi nổi” là một cách khoe khoang, rất phù hợp với nhận xét của Nhà văn hoá Đào Duy Anh trước đây: "[…] Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. ... Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc".
Cả ba lý do đều có chung một mẫu số: văn hoá thấp. Vì văn hoá thấp nên người ta dùng đồng tiền một cách hợm hĩnh.
Nhưng cũng có thể còn một lý do, không nằm trong lĩnh vực văn hoá, đó là lý do tâm lý. Chúng ta biết rằng, một vài đại gia tiêu tiền xa xỉ trong khi mắc nợ chồng chất. Rất khó lý giải cho những trường hợp này, nhưng không loại trừ khả năng họ mắc hội chứng tâm thần mà giới y học gọi là rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder). Những người mắc hội chứng rối loạn lưỡng cực cũng có thể tiêu tiền một cách phi lý trí.
Tôi được biết, có người còn áp dụng lý thuyết tiến hoá để giải thích những hành vi tiêu tiền xa xỉ, nhưng theo tôi, lý thuyết này chưa ứng dụng ở đây.




Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét